18:19 +07 Thứ bảy, 14/09/2024

Liên kết Website

Bo ngoai giao
Sở giáo dục nghệ an
bộ giáo dục
Cổng thông tin tuyển sinh

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 52

Máy chủ tìm kiếm : 19

Khách viếng thăm : 33


Hôm nayHôm nay : 12735

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 409060

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 14139136

Trang nhất » Giới thiệu

Tiểu sử đồng chí Phan Đăng Lưu

Tiểu sử đồng chí Phan Đăng Lưu

  

Phan Đăng Lưu, quê ở xã Tràng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An (Nay là xã Hoa Thành), từ nhỏ ông đã chịu ảnh hưởng về truyền thống yêu nước của gia đình và quê hương. Sau khi tốt nghiệp trường Canh nông Hà Nội, ông được về làm việc ở trại nuôi tằm Thanh Ba (Phú Thọ).

   Cuối năm 1925, ông đổi về Diễn Châu (Nghệ An). Tại đây ông gặp các nhà yêu nước khác như Trần Phú, Trần Văn Tăng và có điều kiện tiếp cận báo “Người cùng khổ” và các tài liệu khác của Nguyễn Ái Quốc. Bị chính quyền Pháp ở địa phương tình nghi ông bị đổi vào Bình Định, Đà Lạt... Đến năm 1927 ông bị cách chức vì bí mật hoạt động chống Pháp. Năm 1928, ông tham gia thành lập Tân Việt cách mạng Đảng được bầu làm Ủy viên Thường vụ Tổng bộ. Cuối năm này ông được cử sang Quảng Đông để gặp Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội. Tháng 5-1929, Phan Đăng Lưu trở về nước đã tích cực vận động thành lập tổ chức Đảng Cộng sản. Mấy Tổng bộ lại phân công ông đi Quảng Châu với mục đích đặt một cơ sở liên lạc của Đảng Tân Việt ở nước ngoài. Tháng 9-1929, khi ra tới Hải Phòng ông bị giặc bắt, bị giải về Vinh và bị kết án 7 năm tù đày đi Ban Mê Thuột, mãi đến năm 1936 ông mới được trả tự do. Sau khi ra tù, ông trở về Nghệ An hoạt động bí mật, được bầu vào Xứ ủy Trung kỳ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Mặc dù vẫn bị kẻ địch theo dõi gắt gao, ông vẫn hăng hái hoạt động và đã có nhiều cống hiến trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ, đồng thời ông kết hợp hoạt động hợp pháp và không hợp pháp đẩy mạnh phong trào đấu tranh của nhân dân và phát triển tổ chức Đảng. Thời gian này, Phan Đăng Lưu được Đảng phân công chỉ đạo báo chí của Đảng ở miền Trung, bên đó ông đã chỉ đạo các cuộc bãi công của công nhân thợ in và thợ may ở Huế, của công nhân nhà máy điện An Cựu, lò vôi Long Thọ, đồng thời chỉ đạo phong trào đấu tranh của nông dân ở các huyện Phú Vang, Hương Trà, Hương Thủy, Phong Điền...

  Tháng 11-1939, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ 6 gồm đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần... thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương. Phan Đăng Lưu được cử chỉ đạo việc thi hành nghị quyết Trung ương ở Nam Kỳ. Tháng 7-1940, Xứ ủy Nam kỳ họp hội nghị mở rộng thông qua đề cương chuẩn bị khởi nghĩa, Phan Đăng Lưu thay mặt Trung ương dự hội nghị này. Sau hội nghị, Phan Đăng Lưu được cử ra Bắc báo cáo và xin chỉ thị của Trung ương Đảng. Tại hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 gồm các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Phan Đăng Lưu... Hội nghị nhận định điều kiện khách quan cũng như chủ quan chưa đủ để phát động khởi nghĩa ở Nam kỳ, Trung ương phái ông vào Nam để hoãn cuộc khởi nghĩa. Nhưng ý kiến của Trung ương chưa kịp truyền đạt thì kế hoạch khởi nghĩa đã bị lộ, nhiều đồng chí lãnh đạo khởi nghĩa đã bị bắt, Phan Đăng Lưu vào đến Sài Gòn cũng sa vào tay giặc.

   Trong những ngày bị giam ở Khám Lớn Sài Gòn, dù biết chắc chắn rằng mình sẽ bị tử hình, ông vẫn lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng. Ngay ở trong tù, ông đã cùng các đồng chí khác tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm về cuộc khởi nghĩa Nam kỳ để làm bài học cho Đảng.

  Cuộc đời của Phan Đăng Lưu là cuộc đời toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp cách mạng để mưu cầu tự do cho dân tộc, độc lập cho Tổ quốc. Cuộc đời của ông đẹp đẽ biết bao, đáng trân trọng biết bao.