18:55 +07 Thứ năm, 28/03/2024

Liên kết Website

Bo ngoai giao
Sở giáo dục nghệ an
bộ giáo dục
Cổng thông tin tuyển sinh

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 124

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 118


Hôm nayHôm nay : 24494

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 924446

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7721923

Trang nhất » Phòng truyền thống » Tổ chuyên môn

TỔ SỬ - ĐỊA –GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRONG DÒNG CHẢY CHUNG CỦA TRƯỜNG

Thứ hai - 11/09/2017 20:59
TỔ SỬ - ĐỊA –GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRONG DÒNG CHẢY CHUNG CỦA TRƯỜNG
Thầy Phan Hoa Đông – Nguyên chủ tịch Công đoàn
Thầy Nguyễn Thành Nam – Tổ trưởng chuyên môn
      Quyết định của Bộ giáo dục & đào tạo từ năm 2017,  kì thi THPT Quốc gia sẽ có 5 bài thi : Toán, văn, ngoại ngữ, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Điều đó chứng tỏ công cuộc cải cách giáo dục ngày càng tiếp cận mục tiêu đạo tạo con người phát triển toàn diện. Bài thi khoa học xã hội bao gồm kiến thức môn Lịch sử - Địa lí – Giáo dục công dân. Nhân kỷ niệm 55 năm thành lập trường cấp 3 Yên Thành  – Nay là trường THPT Phan Đăng Lưu – Nghệ An, chúng ta có dịp ghi lại quá trình phát triển của tổ Sử - Địa – Giáo dục công dân qua  hành trình 55 năm.
   I. Tổ  Sử  - Địa – Chính trị trong những năm 1961-1975
     Tháng 9 năm 1961, Trường cấp 3 Yên Thành được thành lập. Khóa học đầu tiên 1961-1962, trường có 3 lớp 8 (8A, 8B, 8C) với 8 giáo viên chia thành 2 tổ chuyên môn: Tự nhiên và xã hội.
    Tổ xã hội : Thầy Phan Đăng Hoán (Bí thư Chi bộ) làm tổ trưởng và các thành viên gồm có thầy Hoàng Xuân Đính (dạy  Văn – Hiệu trưởng), thầy Phan Sinh Viên (dạy Văn),  thầy Phan Đăng Hoán (dạy Chính trị),  thầy Đặng Đức Thi (dạy Lịch sử). Riêng  môn Địa lí do hoàn cảnh thiếu giáo viên nên nhà trường phải bố trí các thầy cô khác môn dạy chéo.
     Từ năm học 1962-1963, Trường tiếp tục bổ sung giáo viên và các môn học mới. Đến năm học thứ tư : 1963-1965, Trường đã có 11 lớp (4 lớp 8; 4 lớp 9; 3 lớp 10) và 31 giáo viên, nhân viên. Hội đồng nhà trường chia làm 4 tổ chuyên môn : Văn, Toán, Lý – Hóa- Sinh - thể dục,  Sử - Địa – Chính trị – Ngoại ngữ.  
 Tổ  Sử - Địa – Chính trị - Ngoại ngữ gồm 7 thành viên: thầy Phan Đăng Hoán – tổ trưởng, thầy Ngô Xuân Lan (giáo viên Chính trị), thầy Đặng Đức Thi, thầy Nguyễn Hoàng Kiên (giáo viên Lịch sử), thầy Trương Công  Anh (giáo viên Địa lí), cô Phạm Thị Nga, cô Đỗ Thu Hương  (giáo viên Nga văn).
     Từ năm học 1965-1966: Trường cấp 3 Yên Thành chia đôi do hoàn cảnh chiến tranh. Số giáo viên cũng được phân đôi, đồng thời có sự bổ sung thêm cho mỗi trường.
   Hội đồng chuyên môn trường cấp 3 Yên Thành I vẫn duy trì 4 tổ.Tổ Sử - Địa –Chính trị– Ngoại ngữ có biến động vê mặt nhân sự:
   Giáo viên sử: thầy Nguyên Hoàng Kim, thầy  Phan Đăng Bạt (1965-1968), thầy Hoàng Sỹ Dung (1969-1972), cô Nguyên Thị Vân (1968-1971), cô Vũ Thị Nghi (1972), cô Hồ Thị Hải (1972-1975), thầy Chu Thông (1970-1971), thầy Nguyễn Chung.
    Giáo viên Địa lí: thầy Phạm Văn Vượng (1965-1970), cô Cung Thị Lan (1969-1999), Cô Phan Thị Vịnh (1972-2002).....
   Giáo viên Chính Trị: Thầy Phan Đăng Hoán (1961-1970), thầy Mai Huy Lương 1964-1980), Cô Hoàng Thị Cổn, thầy Nguyễn Bình (1972-1990)
  Giáo viên nga văn: Cô Đỗ Thu Hương, Thầy Ngô Sỹ Liên
    Giáo viên Trung văn : Cô Nguyễn Thị Long, Thầy Võ Khắc Nguyên, Thầy  Trần Ngọc Thi.
      Thầy Phan Đăng Hoán tiếp tục làm tổ trưởng đến năm 1970  nghỉ hưu – Thầy Phạm Bảy nhận nhiệm vụ tổ trưởng  .
    Từ khóa học 1969, Bộ Giáo dục  chủ trương thi tuyển học sinh vào đại học , ngoài nhiệm vụ giảng dạy chung tổ nhận thêm nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh thi khối C.
  Về thủ tục hành chính, tổ sinh hoạt chung, các hoạt động dự giờ thăm lớp thường xuyên được tổ chức để nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên sinh hoạt chuyên môn theo nhóm là chủ yếu. Giáo viê n Lịch sử - Địa lí kết hợp với giáo viên Văn tổ chức ôn luyện khối C đạt kết quả cao
II. Tổ Sử - Địa – Chính trị giai đoạn 1975-1991
   Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tạo điều kiện khuyến khích việc học tập của con em huyện nhà. Toàn huyện có 2 trường cấp 3 phổ thông và 1 trường cấp 3 vừa học vừa làm. Trước rất nhiều khó khăn nhưng qui mô trường cấp 3 Yên Thành I không ngừng phát triển: số lớp học đã vượt qua con số 30 và đội ngũ giáo viên cũng tăng lên về số lượng và chất lượng
    Từ năm 1975 – 1976, tổ Ngoại ngữ tách sinh hoạt riêng. Giáo viên mới tiếp tục về trường hoặc chuyển giao.
    Giáo viên Lịch sử: Cô Vũ Thị Nghi, Thầy Phan Doãn Sơn, côTrần Thị Nguyệt (1975-1978),  cô Phan Thị Linh (1977-2005), cô Phan Thị Hảo (1977-1979), thầy Hoàng Văn Thi (1989-2008)
   Giáo viên Địa Lí: cô Cung Thị Lan, cô Phan Thị Vịnh, thầy Nguyễn Xuân Nhương (1980-2005)
   Giáo viên Chính Trị (từ năm 1982 gọi là môn Giáo dục công dân): Thầy Phạm Bảy, Thầy Nguyễn Bình, Thầy Phan Thực, Thầy Nguyễn Khắc Đề, thầy Chu Văn Tần (Hiệu trưởng), Thầy Nguyễn Bá Huệ, Thầy Tăng Văn Trí, Thầy Văn Võ (1980-1984).
    Thầy Phạm Bảy làm tổ trưởng đến 1980 nghỉ hưu,  nhiệm vụ tổ trưởng được chuyển giao cho thầy Phan Văn Võ (1980-1984), tiếp đó là thầy Nguyễn Bình (1985-1990) làm tổ trưởng.  Năm 1990, thầy Bình nghỉ hưu- thầy Nguyễn Xuân Nhương nhận nhiệm vụ tổ trưởng.....
  Đặc điểm lớn là tổ thường có thành viên là cán bộ quản lý của trường, đông thời các thành viên trong tổ cũng thường được giao nhiệm vụ công tác đoàn thể: Công đoàn, Nữ công... Hơn nữa các thành viên khác đều được giao làm công tác chủ nhiệm do đó hoạt động chuyên môn của tổ được thể hiện rất phong phú và đa dạng. Bằng nhiệt huyết và năng lực công tác, từng tổ viên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Chính vì vậy tổ luôn đạt danh hiệu tổ tiên tiến.
 Từ năm 1983, phân hiệu II của trường đóng  ở Lăng Thành, nhiều giáo viên phải đi lại hai phân hiệu để giảng dạy rất vất vả (cách xa hàng chục cây số) nhưng tất cả đều vượt qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Từ khóa học 1989-1990: Phân hiệu II tách hẳn thành trường THPT Bắc Yên Thành và tổ chuyên môn cũng đã tách riêng.
III. Tổ Sử - Địa – GDCD những năm 1991-2000
   Từ 1986, sau Đại hội VI của Đảng, không khí đổi mới đã lan rộng và ăn sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, bối cảnh này có rất nhiều thuận lợi nhưng cũng đặt ra trách nhiệm cao đối với người dạy, đặc biệt với các chuyên môn nhạy cảm: Sử - Chính trị - Địa lí- Văn ......
  Năm 1991, kỉ niệm 30 năm thành lập – Trường được nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3, là nguồn cổ vũ lớn cho thầy – trò – phụ huynh và nhân dân huyện nhà.
  Chiến tranh lạnh chấm dứt, hệ thống CNXH sụp đổ....nhiều vấn đề nhạy cảm đặt ra cho các nhà giáo, nhất là những nhà giáo trực tiếp khai thác những nội dung nhạy cảm ấy.
   Với các thành viên thầy Nguyễn Xuân Nhương, cô Phan Thị Vịnh, thầy Nguyễn Hào (môn Địa lí); thầy Hoàng Văn Thi, thầy Phan Hoa Đông, cô Phan Thị Linh (môn Lịch sử); thầy Chu Văn Tần, cô Nguyễn Thị Khanh, cô Nguyễn Thị Kim Oanh (môn giáo dục công dân) do thầy Nguyễn Xuân Nhương làm tổ trưởng.
  Theo chuyên môn sâu, giáo viên từng môn đã tự vận động và hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ. Hàng tuần, tổ chuyên môn sinh hoạt và tổ chức dự giờ thăm lớp thường xuyên và rất có nhiệu quả.
   Năm 1995, trường nhận thí điểm làm THPT chuyên ban, tổ được giao dạy thêm môn Triết học. Thầy Nguyễn Hào, cô Nguyễn Thị Kim Oanh được giao nhiệm vụ dạy môn Triết, đã hoàn thành tốt và gây niềm tin cho học sinh.
   Đặc biệt thập niên 90 của thế kỉ XX, là thời gian trường THPT Phan Đăng Lưu thành công nhiều trong việc ôn luyện thi vào Đại học – Cao đẳng. Cùng với các khối A, B – Khối C trở thành điểm sáng. Phối hợp với tổ Văn, giáo viên ôn luyện khối C đã đóng góp cho thành công của trường: hàng năm có đến hàng trăm học sinh khối C đậu vào Đại học, Cao đẳng. Điểm hình năm học 1995-1996, lớp C1 có 34 học sinh đã thi đậu 100% vào các trường Đại học, Cao đẳng.
  Năm 1996, trường được nhà nước tặng Huân chương lao động hạng nhì và năm 2001, trường được tăng Huân chương lao động hạng nhất. Trong đó, đóng góp của tổ Sử - Địa – GDCD là rất đáng kể.
IV. Tổ Sử - Địa – GDCD năm 2001 đến nay
        Bước sang thế kỉ XXI, bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều biến chuyển lớn – thời kì bùng nổ của công nghệ thông tin và tính quốc tế hóa gia tăng mạnh mẽ.... Sự nghiệp đổi mới của đất nước đang tiếp tục phát huy, tuy nhiên để tiến kịp với sự phát triển của thời đại và vững vàng trong quá trình hội nhập, đòi hỏi chúng ta đặc biệt là thế hệ trẻ cần nâng cao hơn nữa vốn tri thức, kĩ năng sống, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và hơn thế là việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc. Đáp ứng yêu cầu phát triển của Đất nước, nhà trường đã không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng dạy – học, bổ sung nâng cấp các trang thiếp bị dạy học cũng như chuẩn hóa và nâng cao đội ngũ cán bộ - giáo viên – nhân viên nhà trường.
   Với tổ Sử - Địa –GDCD, trong thập niên đầu của thế kỉ XXI, đã có sự chuyển giao kết nối giữa hai thế hệ giáo viên: đa phần các thầy cô giáo cũ đã công tác nhiều năm ở nhà trường nay lần lượt nghỉ hưu. Đội ngũ giáo viên trẻ hầu hết là học sinh cũ của trường đã tiếp nối sự nghiệp trồng người. Từ năm 2008, thành viên của tổ gồm 12 thầy cô giáo tuổi đời còn rất trẻ. Sau khi thầy Hoàng Văn Thi ( tổ trưởng chuyên môn 2004-2008) nghỉ hưu, công tác quản lí tổ chuyên môn do thầy Nguyên Thành Nam đảm nhiệm.
    Năm 2012, một trang sử mới trong sự phát triển nhà trường được mở ra: trường THPT Phan Đăng Lưu được công nhận là trường chuẩn quốc gia. Vinh dự thật to lớn nhưng trách nhiệm cũng nặng nề của nhà trường trước nhân dân huyện nhà và xã hội. Ý thức rõ điều đó, được sự quan tâm giúp đỡ của BGH, các tổ chức đoàn thể nhà trường và bằng sự nổ lực của mỗi thầy cô giáo trong hai thập niên đầu của thế kỉ XXI, tổ Sử - Địa – GDCD luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ và đạt thanh tích cao ở nhiều lĩnh vực.
   Tổ thường xuyên tổ chức được nhiều hoạt động chuyên đề chuyên môn, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hay hoạt động ngoại khóa. Chương trình “Hướng về cuội nguồn” (năm 2000); thi tìm hiểu về lịch sử trường và đồng chí Phan Đăng Lưu (năm 2001); câu lạc bộ “em yêu lịch sử” (năm 2003) và nhiều chương trình khác....đã được đông đảo các em học sinh và đồng nghiệp hoan nghênh, hưởng ứng....
    Công tác dự giờ, thăm lớp, thao giảng cũng được tổ quan tâm chú trọng. Thực hiện tinh thần đổi mới trong dạy học, nhiều tiết dạy của giáo viên có sự gia công về chuyên môn và ứng dụng kĩ thuật. Những tiết dạy thao giảng của thầy Phan Hoa Đông, cô Nguyễn Lệ Lan (môn Lịch sử); thầy Nguyễn Hào, thầy Nguyễn Xuân Nhương, cô Nguyễn Thị Anh Thơ  (môn Địa lí)..... không những gây được sự hứng thú, yêu thích của học sinh trong giờ học mà còn trở thành những tiết dạy có tính chất khuôn mẫu bộ môn cho đồng nghiệp.
    Nhằm nâng cao năng lực, nghiệp vụ chuyên môn, thầy cô trong tổ đã không ngừng đẩy mạnh hoạt động tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu khoa học. Điển hình như cô Cao Thị Hằng, cô Anh Thơ, .....Đặc biệt là cô Nguyễn Lệ Lan được xem là tấm gương tiêu biểu trong phong trào tự học, tự nghiên cứu của tổ chuyên môn nói riêng, nhà trường nói chung. Năm 2015-2016, cô Lệ Lan đã đạt thủ khoa trong kì thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử, có sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh. Hiện tại, tổ có 2 giáo viên là thạc sĩ (môn lịch sử), 3 giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
   Bằng lòng nhiệt huyết yêu nghề và kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình công tác, nhiều thầy cô giáo trẻ của tổ không quản ngại khó khăn, vất vả, luôn tìm tòi học giỏi để đem lại kết quả cao trong hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi tỉnh.
  Nhiểu năm liền từ 2010-2016, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của tổ đều đạt kết quả cao như năm 2010-2011, đạt 2 giải nhì, 4 giải ba và 1 khuyến khích. Đặc biệt năm học 2015-2016, tổ đạt thanh tích cao nhất toàn trường trong hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh với 4 giải nhì, 3 giải ba, 1 khuyến khích.
   Những thầy cô có kinh nghiệm và thành tích cao trong bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh như:  thầy Thành Nam, cô Lệ Lan, cô Anh Thơ, cô Mỹ Hạnh, cô Lê Hạnh, cô Phan Long... Bên cạnh đó, trong các kì thi Đại học – Cao đẳng, hòa trong thành tích chung của nhà trường tổ có nhiều học sinh đạt điểm cao như năm 2014-2015 có em Trần Thị Hằng (27,25 điểm), em Nguyễn Hoàng Dũng (24,25 điểm), em Vương Thị Quế (24 điểm). Năm 2015-2016, có em Đặng Thị Cẩm Vân (24,5 điểm), em Vũ Đình Tiến (24 điểm)...
   Ngoài hoạt động dạy học, đa phần các thầy cô trong tổ đều tham gia công tác kiêm nhiệm như làm chủ nhiệm, phụ trách tranh trí, hay công tác đoàn thể khác... Dù ở cương vị nào các thầy, cô cũng đều hoàn thành tốt nhiệm vụ mà trường giao phó.
    Nhìn lại chặng đường đã đi qua với biết bao thăng trầm của lịch sử, cùng với sự trưởng thành, lớn mạnh của nhà trường là sự vươn lên không ngừng của tổ Sử-Địa-GDCD. Dù trong hoàn cảnh nào dưới sự tác động của cơ chế thị trường và xu thế phát triển của xã hội, các thầy cô trong tổ vẫn vững niềm tin, không ngừng cố gắng trau dồi chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp nhằm đem lại kết quả cao trong giảng dạy và giáo dục học sinh, góp phần vào sự nghiệp trồng người của đất nước và sự lớn mạnh của mái trường THPT Phan Đăng Lưu.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn